Ví dụ thực tế về luật lao động – 1

Bộ lao động an sinh xã hội ở Nhật trình bày tài liệu về ví dụ thực tế trên trang web.
Bạn nên kiểm tra trang web ấy có tương tự với hoàn cảnh của bạn hay không.

Trang này giải thích về ví dụ thực tế của luật lao động liên quan với luật tiêu chuẩn lao động.

Nếu bạn muốn biết thông tin khác thì hãy đọc bài đăng này.
Và, khi bạn cần PDF của Bộ lao động và phúc lợi xã hội tại Nhật Bản, thì hãy nhấn vào đây để tải xuống

Số 1 : 『Luật tiêu chuẩn lao động』

[Ví dụ 1]
Cấm chỉ việc bóc lột trung gian (điều 6)
Ngoài trường hợp được pháp luật cho phép, cấm chỉ bất cứ ai có hành động xen vào việc thuê mướn việc làm của người khác để lấy lợi nhuận

<Một vài thí dụ vi phạm>
Đoàn thể giám-quản yêu cầu phía chủ chuyển vào trương mục mà mình (đoàn thể giám-quản) tự quản lý một phần tiền lương của tu nghiệp sinh và biển thủ những khoản tiền này.

[Ví dụ 2]
Vô hiệu của hợp đồng vi phạm luật tiêu chuẩn lao động (điều 13)
Điều kiện lao đồng không hội đủ tiêu chuẩn quy định bởi luật tiêu chuẩn lao động là điều kiện vô hiệu, phần vô hiệu đó là những điều dựa theo tiêu chuẩn định bởi luật tiều chuẩn lao động

[Ví dụ 3].
Minh thị rõ ràng điều kiện lao động (điều 15)
Qui đinh : trong trường hợp ký kết điều kiện lao động, đối với người lao động, những điều kiện dưới đây phải được minh thi rõ ràng từ bản thông tri điều kiện lao động gửi cho người lao động.
① Thời gian hợp đồng làm việc
② Tiêu chuẩn trong trường hợp gia hạn hợp đồng lao động có qui định thời hạn (Hợp đồng lao động có thời hạn)
③ Nơi làm việc và công việc phải làm
④ Giờ lao động (giờ bắt đầu – giờ làm thêm – giờ nghỉ – ngày nghỉ v.v…)
⑤ Tiền lương (tiền lương, cách thức trả lương, ngày khóa sổ lương và ngày trả lương)
⑥ Các mục liên quan đến việc thoái hãng (có hay không có qui chế về hưu, lý do sa thải v.v…)
* Các cơ quan thực thi việc thực tập được yêu cầu thực hiện các văn bản liên quan bằng tiếng của nước tu nghiệp sinh kèm theo tiếng Nhật và làm sao cho tu nghiệp sinh hiểu rõ nội dung của các văn bản này.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Tu nghiệp sinh không được trao văn bản điều kiện lao động đã ký kết với cơ quan thực thi thực tập.

[Ví dụ 4] Cấm chỉ dự định bồi thường (điều 16)
Cấm chỉ hành động qui định tiền vi phạm vì không thi hành điều kiện lao động hay hợp đồng dự định tiền bồi thường tổn hại.
(Việc quyết định trước tiền bồi thường tổn hại bị cấm chỉ, nhưng trên thực tế nếu sự tổn hại phát sinh do trách nhiệm của người lao động thì không bị cấm chỉ.)

<Một vài thí dụ vi phạm>
Bắt tu nghiệp sinh làm trước hợp đồng trả 50.000 yen tiền phạt nếu làm hỏng những đồ dùng của công ty.

[Ví dụ 5] Cấm chỉ việc bắt buộc để dành tiền (điều 18)
Cấm chỉ việc cho làm hợp dồng để dành tiền kèm với điều kiện lao động hay hợp đồng quản lý tiền để dành.
*Không cấm việc quản lý tiền để dành, với một số điếu kiện nhất định, do sự ủy thác bất kỳ của tu nghiệp sinh, nhưng yêu cầu các cơ quan thực thi việc thực tập không cất giữ sổ ngân hàng v.v… dù có sự yêu cầu từ tu nghiệp sinh.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Phía chủ cất giữ một phần tiền lương vào trương mục tên của người lao động và phia chủ giữ sổ ngân hàng đó.

[Ví dụ 6]
Giới hạn của việc sa thải (điều 19)
Cấm sa thải người lao động khi đang nghỉ vì bị thương hay dưỡng bệnh vì bị bệnh trong lúc làm việc hoặc 30 ngày sau đó; trong thời hạn nghỉ trước và sau thời kỳ sinh nở hoặc 30 ngày sau đó.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Nghỉ vì nguyên nhân bị thương trong lúc làm việc, khi đi làm lại trong tình trạng có thể làm việc thì bị sa thải tức thời.
*Trong hợp đồng lao động có qui định thời hạn 1 năm v.v… ngoại trừ lý do bất khả kháng, không thể sa thải người lao động trong thời gian hợp đồng (Điều 17 mục 1 Luật Hợp Đồng Lao Động.)

[Ví dụ 7]
Báo trước việc sa thải (điều 20, điều 21)
Trong trường hợp sa thải người lao động, trên nguyên tắc phải thông báo trước 30 ngày trở lên. Trường hợp không thông báo trước, người lao động có thể nhận được trợ cấp thong báo sa thải lương bình quân của 30 ngày trở lên (trường hợp thời gian báo trước chưa đủ 30 ngày thì là phần lương bình quân của những ngày thiếu đó).

<Một vài thí dụ vi phạm>
Mặc dù bị sa thải tức thời không thông báo trước, vẫn không được trả phần trợ cấp thông báo sa thải

[Ví dụ 8]
Trả tiền lương (điều 24)
Tiền lương phải được trả ①bằng tiền, ②trực tiếp với người lao động, ③toàn thể số tiền, ④một tháng 1 lần trở tiền,  ⑤đúng ngày qui định.
(Trong tiền lương sẽ được khấu trừ những khoản như (thuế, bảo hiểm xã hội v.v…) được định bởi pháp luật và những khoản được qui dịnh trong Hiệp Ước Lao Động (lệ phí y tế, thực phí ăn uống v.v…) Tuy nhiên, không thể khấu trừ những khoản mà cách sử dụng không rõ ràng cụ thể.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Quá ngày trả lương nhưng tiền lương vẫn không được trả.

[Ví dụ 9]
Trợ cấp nghỉ việc (điều 26)
Qui định : trong trường hợp trách nhiệm về phía chủ phải cho người lao động nghỉ việc, việc trả trợ cấp nghỉ việc (trên 60% tiền lương bình quân) là cần thiết.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Với lý do [không có việc] rồi cho người lao động nghỉ một thời gian nhưng không trả phần tiền trợ cấp nghỉ việc đó và ngày trả lương.

[Ví dụ 10]

Giờ lao động (điều 32, điều 34, điều 35)
(Qui định này không thích dụng với các công việc nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản)
Trên nguyên tắc việc cho người lao động làm quá 8 tiếng 1 ngày, 40 tiếng 1 tuần bị cấm chỉ.
Trường hợp làm việc quá 6 tiếng phải cho nghỉ trên 45 phút, quá 8 tiếng phải cho nghỉ trên 1 tiếng.
Ít nhất phải cho người lao động nghỉ 1 ngày 1 tuần hoặc trên 4 ngày nghỉ qua 4 tuần.
Tuy nhiên, trường hợp phía chủ nhân có nộp bản [hiệp định liên quan đến lao động ngoài giờ – lao động ngày nghỉ] lên Sở Giám Sát Tiêu Chuẩn Lao Động Sở Hạt thì có thể cho người lao động làm việc trong phạm vi lao động ngoài giờ hoặc lao động ngày nghỉ của hiệp định đó

<Một vài thí dụ vi phạm>
Cho làm việc lao động ngoài giờ vượt quá thời gian qui định bởi [hiệp định liên quan đến lao động ngoài giờ – lao động ngày nghỉ]

[Ví dụ 11]

Tiền lương phụ trội ngoài giờ qui định, ngày nghỉ và ban đêm (điều 37)
(Qui định của tiền lương phụ trội liên quan đến lao động ngoài giờ, lao động ngày nghỉ không thích dụng với các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Nhưng trường hợp nếu hợp đồng lao động có qui định trả tiền lương phụ lao động ngoài giờ, lao động ngày nghỉ thì phải trả phần tiền lương phụ trội đó.)
Trong trường hợp cho người lao động làm việc ngoài giờ qui định, ban đêm (từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) hay ngày nghỉ theo luật định thì phải trả phần lương phụ trội đó theo tỷ suất dưới đây:
-tiền lương phụ trội làm ngoài giờ : trên 25%
(Sẽ là 50% nếu một tháng số giờ làm việc ngoài giờ qui định vươt quá 60 tiếng. Tuy nhiên, thích dụng này vẫn còn bị trì hoãn với các xí nghiệp vừa và nhỏ)
– tiền lương phụ trội ban đêm : trên 25%
– tiền lương phụ trội ngày nghỉ : trên 35%
*Dù có sự hội ý của tu nghiệp sinh, nhưng việc trả phần tiền lương phụ trội dưới mức qui dịnh của pháp luật vẫn là hành động vi phạm luật tiêu chuẩn lao động.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Theo hợp đồng thì 1 ngày làm việc 8 tiếng, dù phải làm việc quá 8 tiếng, nhưng phần làm thêm đó không được tính tiền lương phụ trội là trên 25%.

[Ví dụ 12]
Ngày nghỉ phép có lương hàng năm (điều 39)
Đối với những người lao động làm việc liên tục 6 tháng và đi làm trên 80% trên số ngày làm việc, được cấp ngày nghỉ phép có lương hàng năm

Số năm làm việc liên tục 6 tháng 1 năm 6 tháng 2 năm 6 tháng
Số ngày được cấp 10 11 12

 

<Một vài thí dụ vi phạm>
Mặc dù dùng số ngày nghỉ có lương trong năm để xin phép người chủ nghỉ nhưng đã không được trả phần tiền đó vào ngày lãnh lương.

[Ví dụ 13]
Giới hạn của qui định chế tài (Điều 91)
Việc chế tài giảm lương đối với người lao động 1 lần không được vượt quá 1 nửa số tiền bình quân của 1 ngày lương,
Tổng số tiền cũng không được vượt quá 1/10 tổn số tiền trả 1 kỳ.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Nếu đi làm việc trễ 1 tiếng thì sẽ bị phạt giảm 1 ngày lương.

[Ví dụ 14]

Ký túc xá (điều 96 v.v…)
Qui định : trong trường hợp người lao động sống ở ký túc xá,
cấm chỉ hành động hạn chế tự do sinh hoạt của người lao động,
chẳng hạn khi ra ngoài phải cần sự đồng ý của người trách nhiệm vv…
Cần phải thiết trí những thiết bị đã được qui định
như cầu thang dùng tránh nạn hay thiết bị chữa lữa v.v…
*”Ký túc xá” ở đây là trường hợp sống tập thể trong cư xá do công ty chuẩn bị (dùng chung nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng tắm, ăn cơm chung v.v…). Trường hợp được cấp phòng riêng, mỗi phòng đều có nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng tắm riêng biệt v.v…thì không được coi là sống tập thể và không thích dụng với “ký túc xá”.

<Một vài thí dụ vi phạm>
Những tu nghiệp sinh đang sống trong ký túc xá khi muốn ra ngoài hoặc ngủ đêm ở ngoài phải được sự đồng ý của người trách nhiệm.
 

 

*Dàn bài này được trích dẫn từ trang web từ Bộ lao động an sinh xã hội tại Nhật Bản.
[Cho các bạn mọi người thực tập sinh]
[PDF tại Bộ lao động và phúc lơi xã hội tại Nhật Bản]

Lại trang chủ