Ví dụ thực tế về luật lao động – 3

Bộ lao động an sinh xã hội ở Nhật trình bày tài liệu về ví dụ thực tế trên trang web.
Bạn nên kiểm tra trang web ấy có tương tự với hoàn cảnh của bạn hay không.

Trang này giải thích về ví dụ thực tế của luật tiêu chuẩn lao động liên quan với luật vệ sinh an toàn lao động.

Nếu bạn muốn biết thong tin khác thì hãy đọc bài đăng này.
Và, khi bạn cần PDF của Bộ lao động an sinh xã hội tại Nhật Bản, thì hãy nhấn vào đây để tải xuống

 

Số 3 : 『Luật vệ sinh an toàn lao động』

  1. Phòng ngừa tai nạn v.v… (điều 20 v.v…)
    Qui định : để phòng ngừa nguy hiểm hoặc tổn hại đến sức khỏe v.v… phía chủ nhân phải trình bày với người lao động những thiết trí đã quy định bởi luật vệ sinh an toàn lao động .

    <Một vài thí dụ vi phạm>
    Khi làm việc ở một đọ cao trên 2 mét, tay vịn không được thiết trí, cũng không sử dụng thắt lưng an toàn.
    Những máy dập cơ khí không được gắn bộ phận an toàn
    Khi làm việc hàn xì trong phòng, không gắn bộ phận thoát hơi, không sử dụng mặt nạ.
  2. Giáo dục vệ sinh an toàn (điều 59)
    Qui định : khi mướn người lao động hay thay đổi nội dung công việc phía chủ phải thực thi việc giáo dục vệ sinh an toàn lao động cần thiết liên quan với những công việc mà người lao động sẽ làm.
    Và khi cho người lao động làm những việc có hại và nguy hiểm được qui định bởi luật pháp, phía chủ nhân phải thực thi việc giáo dục đặc biệt cho người lao động.

    <Một vài thí dụ vi phạm>
    Dù không được huấn luyện đặc biệt, nhưng vẫn cho người lao động làm những việc như vận chuyển cần cẩu (cẩu những vật trọng tải chưa đến 5 tấn), vận chuyển cần cẩu di động (cẩu những vật nặng trọng tải chưa đển 1 tấn), công việc tháo gỡ (tháo những cần cẩu có trọng tải dưới 1 tấn, những vậy liên quan đến cần cẩu di động), gắn – tháo khuôn kim loại dùng để ép ; hàn xi v.v…
  3. Giới hạn của công việc (điều 61)
    Qui định : Ngoài những người lao động có bằng chuyên môn, phía chủ không được cho người lao động làm những công việc đặc biệt nguy hiểm.

    <Một vài thí dụ vi phạm>
    Dù không có bằng chuyên môn cần thiết, nhưng vẫn cho người lao động làm những việc như vận chuyển cần cẩu (cẩu những vật trọng tải quá 5 tấn), vận chuyển cần cẩu di động (cẩu những vật trọng tải quá 1 tấn), công việc tháo gỡ (tháo những cần cẩu có trọng lượng trên 1 tấn, những vật liên quan đến cần cẩu di động), vận chuyển xe nâng chuyển hàn (nâng những đồ có trọng lượng tối đa trên 1 tấn), hàn (khi) ga, vận chuyển những máy móc cơ khí ( máy có trọng lượng trên 3 tấn).
  4. Khám súc khỏe (điều 66)
    Phía chủ phải thực thi việc khám sức khỏe cho người lao động khi mướn và trong một thời gian định kỳ (1 năm hoặc trong vòng 6 tháng).

    <Một vài thí dụ vi phạm>
    Là một tu nghiệp sinh bắt đầu làm việc được trên năm, nhưng không được cho đi khám sức khỏe.
 

 

*Dàn bài này được trích dẫn từ trang web từ Bộ lao động an sinh xã hội tại Nhật Bản.

[Cho các bạn mọi người thực tập sinh]
[PDF tại Bộ lao động và phúc lơi xã hội tại Nhật Bản]

Lại trang chủ